Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

huong dan ap trung chim bang may ap trung gia re

https://www.youtube.com/watch?v=cDyDELQz9u8

Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc chim bồ câu pháp

1. Cho ăn:

    - Thời gian: 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 7h - 9h, buổi chiều lúc 14h -15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.

    - Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 – 1,2/10 trọng lượng cơ thể:

    - Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày:

    - Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)?

             + Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày

             + Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày

    - Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg

2. Cho uống:

    - Nguồn nước uống yêu cầu phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Nên dùng nước từ giếng khoan, giếng đào sâu, không được dùng nước uống lấy từ sông, kênh mương.

    - Luôn luôn đủ nước cho chim uống. Nhu cầu nước uống đối với chim bố mẹ trong giai đoạn nuôi con là rất lớn, trung bình mỗi ngày là từ 500ml – 750ml/ngày. Nếu thiếu nước, chim con sẽ chậm phát triển và suy dinh dưỡng vì bố mẹ không cung cấp đủ thức ăn cho chim con. (nên lưu ý, để chim bố mẹ sú cho chim con ăn thì đòi hỏi phải có nước mới sú đươc).

    - Nếu thời gian của bạn bận rộn, thì tốt nhất là bạn nên chọn máng uống có thể tích chứa được khoản 500ml nước. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho chim uống nước.

    - Điều quan trọng nữa là bạn tuyệt đối không được để nước dư thừa trong máng uống quá 5 ngày vì nước sẽ bị bẩn với các lý do sau: phân chim, bụi bẩn bay vào; khi chim uống nước có một ít lượng thức ăn bị trào ra máng uống. Khi không thay nước mới và vệ sinh máng uống  thì trong thời gian dài điều đó sẽ là môi trường thuận lợi để các loại bào tử, vi khuẩn sinh sôi trong máng uống mà nhất là vi khuẩn E.Coli gây bệnh tả ở bồ câu.

    Bên cạnh đó cũng có những trường hợp cần lưu ý là một số cặp bồ câu có thói quen vãi phân vào máng uống, cho nên cần lưu ý thay nước hằng ngày đối với những cặp đặc biệt đó.

3.Chăm sóc:

a) Chuẩn bị trước khi đẻ:

    - Thường chúng ta đợi đến khi chim đã đến thời kỳ đẻ mới tiến hành làm ổ cho chim, điều này không tốt. Vì vậy ta nên lót ổ đẻ cho chim càng sớm càng tốt bởi các lý do sau:

            + Thứ nhất: Lót ổ sớm sẽ tập cho chim quen dần với ổ và lên ổ.

            + Thứ hai: Tránh được tình trạng chim mái đẻ trứng dưới sàn. Một khi chim đã đẻ dưới sàn thì trứng đó xem như là bỏ và thật khó khăn để tập cho chim lên ổ đẻ.

    - Chọn ổ đẻ: có nhiều cách thức lựa chọn ổ đẻ nhưng theo kinh nghiệm thực tế, bà con tốt nhất là tự làm lấy ổ đẻ cho chim hình chữ nhật với kích thước: cao 10-12 cm, rộng 20 cm, dài 25cm (nguyên liệu dễ tìm nhất đó là làm bằng gỗ).

         + Phần lớn bà con dùng ổ đẻ sẵng có là những rổ bằng nhựa (tròn hoặc chữ nhật). Với những loại ổ đẻ này, khi lót rơm vào ổ, chắc chắn chim sẽ làm rơi vãi ra ngoài ổ, nguyên nhân: Chim có tập tính máy ổ trước khi đẻ, cho nên đối với rổ bằng nhựa, việc máy ổ sẽ rất khó khăn, rơm sẽ bồng bềnh lên chứ không xếp xuống được, và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chim rỉa rơm vãi ra ngoài tổ.

           + Nếu bà con lựa chọn phương án lót một ít bìa giấy vào ổ thì dễ dẫn đến tình trạng trứng thiếu nhiệt độ và tỷ lệ trứng vỡ rất cao.

           + Nếu bà con đã đầu tư rổ nhựa làm ổ đẻ rồi thì bà con làm theo cách sau đây để giảm thiểu tối đa việc vãi rơm ra khổi tổ: Bà con dùng rơm cọng dài, đan theo kiểu tóc đuôi sam (thắt rít) sao cho độ dài bằng với độ rộng bên trong của ổ đẻ và đường kính (to) khoản từ 2-3cm và tạo thành một vòng rơm. Sau đó bà con lót rơm vào ổ rồi tiến hành lấy vòng rơm đặt lên trên đồng thời ấn nhẹ xuống là được.

b) Thời kỳ đẻ và ấp trứng:

    - Khi chim đẻ lứa trứng đầu tiên, bà con đẻ cho chim bố mẹ ấp khoản 5 ngày là tiến hành bỏ đi để chim đẻ lại lứa trứng tiếp theo. Vì lứa trứng đầu tiên 80% là trứng nhỏ hoặc không thụ tinh nên cần bỏ đi để thứ nhất tiết kiệm chi phí, thứ hai là tạo kích thích mắng đẻ ở chim.

    - Chim đẻ 2 trứng cách nhau từ 1-2 ngày. Khi chim đẻ trứng thứ nhất, bà con tiến hành ghi chép lại ngày đẻ để tiện theo dõi trứng, soi trứng và canh chừng ngày trứng nở.

    VD: Chim bắt đầu đẻ trứng thứ nhất vào ngày 2/5 dương lịch, bà con ghi chép như sau:

2/5 – 10/5 – 20/5

            + Ngày 2/5 là ngày đẻ

            + Ngày 10/5 là ngày soi trứng.

            + Ngày 20/5 là ngày xem chừng trứng sẽ nở.

    - Khi chim ấp trứng, bà con nên hạn chế việc lấy trứng ra khỏi ổ, chỉ khi nào cần soi trứng mới lấy ra thôi. Đang ấp trứng, không nên thay rơm mới vào ổ, chim sẽ bỏ trứng không ấp.

    - Để cho chim ấp trứng một cách có hiệu quả, bà con không gây tiếng ồn quá lớn, chó – mèo không nên cho vào chuồng.

c) Soi trứng:

    - Chim ấp trứng khoản 8 ngày là bà con có thể soi trứng đẻ xem trứng có nên hay không.

               + Trứng nên: khi soi bằng đèn pin vào trứng ta sẽ thấy phôi trứng hình thành có màu sẫm kết chặc với vỏ trứng, thấy đường gân máu xuất hiện. Nhìn bên ngoài vỏ trứng lán mịn và có màu hơi sẫm.

            + Trứng hư: Khi soi đèn pin vào không thấy dấu hiệu phôi, gân máu, mà chỉ thấy lòng đỏ c

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét